Hướng Dẫn Sử Dụng Và Bảo Quản Đồng Phục

Hôm nay Đồng Phục Công Sở YORI hướng dẫn bạn cách sử dụng và bảo quản đồng phục một cách an toàn và hiệu quả.

Đồng phục là trang phục mặc hàng ngày của nhân viên văn phòng, học sinh, các vận động viên, các bác sĩ, lao công…Chính vì thế chúng ta phải biết cách bảo quản chúng sao cho những bộ đồng phục luôn được bền đẹp và không bị bạc màu. Để làm được điều này cũng không hề đơn giản Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm thế nào để bảo quản đồng phục tốt nhất, để bạn có thể tự tin sử dụng mỗi ngày làm việc.

Cách bảo quản quần áo

 I. Áo sơ mi đồng phục

  • Để giữ gìn những bộ đồng phục đẹp, nhất là những bộ đồng phục công sở thường có gam màu trắng và màu sáng, không nên giặt chúng chung với các loại quần áo có màu hay sử dụng máy giặt.
  • Trước khi bắt đầu với việc giặt giũ chúng, bạn nên đọc tất cả các kí hiệu và hướng dẫn sử dụng bên trong áo đồng phục. Nhà sản xuất thường biết cách sử dụng tốt nhất dựa vào chất liệu và màu sắc của vải. Tiếp theo các bạn phải lấy hết những gì có trong túi áo ra và cài một số khuy áo lại để tránh áo bị nhăn, xoắn.
  • Thường các hộ gia đình thường sử dụng những chiếc máy giặt phù hợp với tất cả các loại trang phục chứ không riêng gì cho áo sơ mi. Chính vì thế hãy chọn các chế độ phù hợp nhất để giữ lại độ bền cho áo và máy giặt. Nước ấm là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho áo sơ mi. Đối với áo sơ mi trắng bạn có thể cho thêm một chút nước ấm hoặc thêm một chút thuốc tẩy vào để giữ cho áo luôn có được màu trắng sáng. Một điều lưu ý khi bảo quản đồng phục công sở là bạn không nên lạm dụng thuốc tẩy quá vì sử dụng nhiều thuốc tẩy sẽ làm cho áo của bạn giòn hơn, dễ rách hơn.

II. Đồng phục áo thun, vải áo thun

  • Nhiều người tưởng rằng cách bảo quản áo thun thì cực kì đơn giản nhưng thực tế thì việc bảo quản áo thun cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi giặt đồng phục áo thun:
  • Với đồng phục áo thun, lần giặt đầu tiên bạn nên giặt bằng nước lã, không giặt với xà phòng và vò nhẹ bằng tay. Áo thun có màu đậm rất dễ phai màu, bạn không nên giặt chung chúng với các loại quần áo khác để tránh làm loang màu sang chúng. Bạn nên sử dụng nước có pha ấm và ngâm với giấm khoảng 15 – 20 phút để giữ cho màu áo thun lâu hơn và không bị ra màu trong quá trình giặt.
  • Nên giặt áo thun bằng nước lạnh hoặc nước ấm khoảng 40 độ, tránh nhiệt độ cao gây ra áo thun sẽ bị giãn và chảy xệ. Không dùng các chất tẩy rửa cao với áo thun màu. Không nên dùng các chất tẩy rửa hoặc những loại bột giặt có chất tẩy trắng giống như áo sơ mi.

Với các áo đồng phục và quần áo nói chung chúng ta nên thực hiện theo các bước sau:

  1. Áo mới

Không nên giặt áo ngay khi mới lấy về. Vì áo mới từ xưởng về, mực in còn rất mới, chưa khô hẳn và bám chắc vào vải áo. Nếu giặt ngay sẽ rất dễ làm phai mực in, nhòe mực hoặc vỡ hình in.

Bạn nên để từ 5 đến 7 ngày rồi hãy mang đi giặt.

  1. Giặt lần đầu

Trong lần đầu giặt áo, bạn hãy vò thật nhẹ nhàng bằng tay với nước lã, tránh vò quá mạnh áo sẽ làm phai màu áo và vỡ hình in.

Không nên dùng xà phòng cho lần giặt đầu tiên, làm như vậy hình in dễ bị bong ra do mực chưa khô.

  1. Giặt lần sau

Có thể giặt bình thường, lưu ý không nên giặt chung với áo màu, vì áo lớp khi mới giặt những lần đầu rất dễ phai màu, làm loang sang áo khác. Đặc biệt nên hạn chế dùng máy giặt để đảm bảo độ bền của áo.

Tuyệt đối không đổ xà phòng hoặc thuốc tẩy trực tiếp lên hình in, vì làm như vậy hình in sẽ bị phai màu hoặc bong hình.

Không giặt áo với nước quá nóng trên 40 độ sẽ làm áo bị giãn và làm hỏng áo.

  1. Ngâm áo

Không nên ngâm áo trắng cùng với các áo khác màu, màu áo mới sẽ làm loang sang áo trắng, làm hỏng áo.

Không nên ngâm áo quá lâu với xà phòng, sẽ làm giảm độ bền của vải cũng như hình in.

Việc ngâm áo không đúng cách sẽ làm áo nhanh hỏng hơn.

  1. Phơi áo

Nên lộn trái áo và rũ thẳng hình in khi phơi, cách này sẽ giúp áo bền màu in và màu áo. Lưu ý: rũ thẳng hình in tránh cho hình in bị dính vào nhau làm vỡ và vỡ hình.

Không phơi áo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời sẽ làm màu áo và mực in nhanh phai, nên phơi ở những nơi râm mát, thoáng đãng.

Nên phơi ngang áo trên dây vì sớ vải áo thun thường có xu hướng chảy xệ xuống dưới, nếu bạn phơi bằng móc áo, chiếc áo có thể bị chảy dài rất mất thẩm mỹ và làm chiếc áo nhanh hỏng.

  1. Gấp áo

Không nên gấp 2 mặt áo có hình in to vào nhau. Mảng màu to sẽ dính vào nhau do có diện tích tiếp xúc nhiều và bị gấp trong thời gian dài. Cách tốt nhất là nên dùng móc treo hoặc gấp đôi áo.

  1. Sử dụng bàn là

Nên lộn trái áo khi là, tuyệt đối không là trực tiếp lên hình in bởi nhiệt độ cao sẽ làm chảy mực in cao su và có thể gây cháy nhà.

  1. Trong quá trình sử dụng áo

Để áo ở nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt sẽ làm áo dễ bị mốc và để lại nhiều vết ố trên áo.

Giặt ngay áo sau khi chơi thể thao hoặc vận động nhiều. Bởi lúc này cơ thể ra mồ hôi nhiều, áo sẽ có mùi và dễ bị mốc.

Qua những cách trên mong sẽ giúp bạn cách sử dụng và bảo quản đồng phục hiệu quả.

Mọi thông tin liên hệ

Xưởng may đồng phục Yori

  • Địa chỉ:  141/20 Tiểu La, Phường Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0935.990.957
  • Email: dongphucyori@gmail.com
  • Website: http://dongphuccongsodanang.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *